Luyện tập yoga chữa rối loạn tiền đình có mang lại hiệu quả không? Muốn hỗ trợ điều trị bệnh này thì nên chọn những bài tập như thế nào? Bên cạnh đó cần phải lưu ý gì trong quá trình tập hay không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc trên qua vài thông tin sau.
Người bị rối loạn tiền đình có thể tập yoga không?
Rối loạn tiền đình gây ra nhiều triệu chứng cho người bệnh như chóng mặt, váng đầu, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh này chính là thiếu máu não hoặc máu não lưu thông kém.
Theo một nghiên cứu từ Viện Quốc gia về chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác thống kê rằng 50% những người từ 65 tuổi trở lên chóng mặt là do rối loạn tiền đình, và những người từ 40 tuổi trở lên từng bị rối loạn tiền đình lên đến 35%.
Phương pháp chữa bệnh hiệu quả chính là khắc phục nguyên nhân gây bệnh. Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ mọi người có thể suy nghĩ đến việc tập thể dục thể thao.
Theo nhiều nghiên cứu tập thể dục hay tập yoga đều rất có lợi đối với sức khỏe. Một trong những tác dụng chính là giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể. Có không ít động tác yoga giúp máu não lưu thông tốt hơn. Qua đó hạn chế tình trạng váng đầu, chóng mặt, khó ngủ của người bệnh. Mọi người nên lưu ý lựa chọn bài tập thích hợp để áp dụng.
Yoga chữa rối loạn tiền đình như thế nào?
Thực tế, bệnh rối loạn tiền đình không có thuốc đặc trị. Phương pháp được áp dụng phổ biến nhất đó chính là dùng vật lý trị liệu với mục đích làm giảm bớt hoặc loại bỏ các triệu chứng.
Trong đó, các tư thế và bài tập chú trọng rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, khả năng vận động của bệnh nhân, sức mạnh tổng thể, tính linh hoạt và phạm vi chuyển động.
Các nhà khoa học tin rằng việc áp dụng vật lý trị liệu kết hợp với yoga sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Yoga có rất nhiều bài tập với nhiều tư thế, động tác khác nhau. Tùy vào từng động tác sẽ mang lại những tác động nhất định đối với cơ thể. Trong số đó chính là:
- Thư giãn cơ thể, giải tỏa sự căng thẳng và mệt mỏi.
- Kéo giãn gân cốt giúp cơ thể linh hoạt và dẻo dai hơn.
- Giúp máu trong cơ thể lưu thông dễ dàng hơn.
- Hít thở trong lúc luyện tập góp phần tăng cường quá trình tạo máu nuôi cơ thể.
- Ổn định nhịp tim, huyết áp và kiểm soát tốt cân nặng của cơ thể.
- Hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Giúp tinh thần minh mẫn, tập trung tốt và cải thiện trí nhớ.
- Đặc biệt giúp người tập có giấc ngủ ngon và ngủ sâu.
Có thể thấy luyện tập yoga mang lại nhiều lợi ích đối với người tập. Bên cạnh những tác dụng hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình, tập yoga còn giúp làm giảm đau nhức ở vai gáy, cổ, lưng hiệu quả.
Bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình được đánh giá cao
Mọi người có thể tham khảo qua các bài tập yoga thích hợp để hỗ trợ chữa trị rối loạn tiền đình cho người bệnh.
1. Tư thế quả núi (mountain pose)
Đây là động tác yoga cơ bản được nhiều người áp dụng để luyện tập thường xuyên. Tư thế quả núi góp phần giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể. Tư thế này khá đơn giản ai cũng có thể thực hiện được.
Mọi người chỉ cần đứng thẳng trên thảm tập, ưỡn thẳng lưng đưa hai tay lên cao qua đầu và chạm lòng bàn tay vào nhau. Lưu ý căng cánh tay ra thật thẳng, ngửa đầu nhìn theo bàn tay.
Tư thế này giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp cơ thể người tập căng cơ bắp chân, cơ tay, vùng bụng và lưng. Sau khi luyện tập động tác cơ thể sẽ thoải mái hơn nhiều.
2. Tư thế cái cây
Tư thế cái cây sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong khả năng giữ thăng bằng.
- Từ tư thế quả núi, bạn sẽ uốn cong đầu gối chân phải lên và áp lòng bàn chân vào đùi trong chân trái.
- Chân trụ giữ thẳng và hướng về phía trước
- Đưa hai tay lên cao hoặc chắp trước ngực
- Mắt nhìn thẳng về phía trước, lưng thẳng, cố gắng giữ thăng bằng
- Hít thở đều
- Giữ từ 5-10 nhịp thở
- Đổi bên
3. Tư thế gập người
Đây là động tác duỗi người cơ bản tác động nhiều vào nhóm cơ chân, sống lưng. Đồng thời việc cuối xuống sẽ giúp tăng khả năng giữ thăng bằng, tập trung rất phù hợp với những người đang bị rối loạn tiền đình.
Ở giai đoạn đầu bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chạm hai tay xuống đất. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể sử dụng các khổi (hay block yoga) để hỗ trợ. Khi mới bắt đầu tập, bạn hãy để hai chân song song với nhau.
Sau khi đã thành thạo, bạn có thể nâng cao, thử thách một tí bằng cách bắt chéo chân và cuối gập người xuống.
4. Tư thế Vòng hoa (hay còn gọi Malasana)
Mọi người có thể tham khảo một tư thế luyện tập khác giúp cải thiện chứng rối loạn tiền đình, tư thế vòng hoa. Đối với người bị rối loạn tiền đình không thể thay đổi tư thế một cách đột ngột. Nhất là khi đang nằm thì ngồi dậy hay đang ngồi thì đứng dậy.
Tập tư thế này không chỉ giúp người bệnh giữ thăng bằng tốt hơn. Bên cạnh đó còn giúp mọi người quen dần với sự thay đổi tư thế. Qua đó hạn chế tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Tuy vậy, khi luyện tập động tác này mọi người nên tập với tốc độ vừa phải không nên thay đổi quá đột ngột.
5. Tư thế yoga cái cày (halasana)
Tư thế cái này có mức độ khó cao, với người mới chưa có kinh nghiệm không nên thử tập. Tập động tác này mang lại hiệu quả trị chứng rối loạn tiền đình cao hơn. Mọi người có thể tham khảo qua hướng dẫn thực hiện động tác như sau:
- Trước hết nằm ngửa người trên thảm tập yoga.
- Cong hai đầu gối lên chạm vào người.
- Duỗi thẳng hai chân ra rồi dùng sức nâng hông lên cao đưa hai chân qua đầu chạm mũi chân vào sàn.
- Thả hai tay xuống thảm tập, đan hay tay vào nhau và duỗi thẳng ra.
- Giữ tư thế trong khoảng 20 giây rồi trở lại như bình thường.
6. Tư thế yoga gác chân lên tường (Viparita Karani)
Một tư thế yoga chữa rối loạn tiền đình khác mọi người có thể xem xét để luyện tập chính là tư thế gác chân lên tường. Tập tư thế này trước hết giúp cơ thể người tập được thư giãn, tiếp theo là giúp máu dồn về não nhiều hơn nhằm hạn chế các triệu chứng của bệnh tình. Để nhằm mang lại hiệu quả cao hơn mọi người có thể chèn thêm một cái gối mềm dưới lưng khi thực hiện động tác này.
7. Tư thế xác chết
Ngoài những tư thế yoga chữa rối loạn tiền đình như trên, mọi người hãy tham khảo thêm qua vài tư thế khác. Tư thế xác chết là tư thế nằm nghỉ ngơi vừa giúp người tập thư giãn và để máu lưu thông tốt hơn sau mỗi động tác.
Mọi người thực hiện động tác đơn giản như sau:
- Nằm ngửa trên thảm tập và duỗi thẳng hai tay, hai chân. Lưu ý để các ngón tay ngón chân thư giãn hoàn toàn.
- Đặt hai tay hai bên, ngửa lòng bàn tay lên rồi nằm thư giãn như vậy trong vòng 10 – 15 giây.
- Nghiêng người sang một bên trong vòng 30 giây, đổi bên ngược lại rồi đứng dậy.
8. Tư thế con cá
Tư thế yoga này kết nối với tư thế xác chết. Tư thế này giúp người tập cải thiện chức năng của hệ hô hấp. Bên cạnh đó là hỗ trợ đưa máu và oxy lên não tốt hơn. Ngoài ra, luyện tập động tác này cũng giúp ích trong việc tăng cường sức mạnh cơ vai và cơ bụng.
Để thực hiện tư thế con cá trong yoga, mọi người thực hiện theo các bước như sau:
- Nằm ngửa mặt trên thảm tập yoga, hai tay đặt bên hông, hai chân khép lại và duỗi thẳng.
- Chống hai khuỷu tay xuống thảm, khoảng cách hai khuỷu tay không quá rộng.
- Dùng lực đẩy nửa thân người trên lên, sau đó đưa hai tay xuống dưới lưng chạm vào mông.
- Ngửa đầu về sau tạo thành đường cong ở cổ có điểm tựa là vai và hai khuỷu tay.
- Giữ tư thế đó là hít thở đều đặn rồi thư giãn.
9. Tư thế Góc giới hạn (Baddha Konasana)
Mục đích luyện tập các tư thế yoga trị bệnh rối loạn tiền đình là làm lưu thông máu lên não. Bên cạnh đó là giảm căng thẳng, mệt mỏi giúp người tập có giấc ngủ ngon hơn.
Để đạt được hiệu quả như trên, mọi người có thể chọn tập động tác thư giãn như sau.
- Chọn một chiếc chăn, gấp gọn lại vừa với phần lưng của bạn đặt lên thảm tập.
- Muốn đầu nâng cao hơn, mọi người hãy chọn thêm gối đầu mềm kê lên chăn.
- Ngồi xuống thảm tập, kéo hai gót chân vào với nhau và chạm vào mông tạo thành tư thế Bound Angle Pose.
- Hạ dần cơ thể về sau và nằm lên trên tấm chăn lót lúc trước, chỉnh sửa tư thế nằm sao cho thoải mái.
- Đặt hai tay thoải mái sang hai bên, thư giãn cơ thể trong vòng 15 – 20 giây.
10. Thiền
Cuối cùng là thiền. Dù bạn tập chuỗi tư thế, động tác yoga nào đi nữa bạn vẫn nên kết thúc buổi tập bằng tư thế thiền hoặc tư thế xác chết.
Lo âu, căng thẳng là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiền đình. Giảm căng thẳng cũng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng như chóng mặt và chóng mặt.
Bạn có thể ngồi thiền đơn giản bằng cách nhắm mắt, hít thở đều, thư giãn hoặc có thể áp dụng những phương pháp hít thở đặc biệt trong yoga đều được. (ví dụ thở luân phiên, ống bể,…)
Ngoài ra, vẫn còn nhiều bài tập khác nhau mọi người có thể tham khảo thêm. Mỗi bài tập đều có những tác động nhất định đến cơ thể người tập. Bên cạnh việc lựa chọn bài tập thích hợp, mọi người nên lưu ý vài điều quan trọng trước khi tập.
Vài lưu ý quan trọng khi tập yoga với người bị rối loạn tiền đình
Đối với người bị chứng rối loạn tiền đình thì cần chú ý vài điều trước khi bắt đầu tập yoga với mục đích chữa bệnh.
Thời gian luyện tập trong ngày
Mọi người nên lựa chọn thời gian thích hợp trong ngày để luyện tập yoga mang lại hiệu quả. Hãy chọn thời gian lúc sáng sớm hoặc chiều tối để tập sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, tập yoga chữa rối loạn tiền đình thì mọi người không nên tập quá lâu. Thay vào đó dành ra khoảng 15 phút tập mỗi ngày để thực hiện vài động tác là được.
Cường độ luyện tập
Cường độ luyện tập yoga thích hợp với người mắc bệnh rối loạn tiền đình là cường độ nhẹ nhàng. Người bệnh không nên chọn bài tập có động tác khó quá cao, thay đổi tư thế nhanh và liên tục. Điều này không có lợi đối với người bị thiếu máu não. Thay vào đó mọi người nên chọn bài tập có động tác nhẹ nhàng vừa phải để áp dụng.
Vận động nhẹ trước khi tập
Để tránh tình trạng chuột rút, chưa quen với bài tập mọi người nên khởi động nhẹ nhàng trước khi tập. Với vài động tác xoay tay, xoay chân giúp cơ thể dần nóng lên và thích ứng tốt hơn với bài tập tiếp theo.
Chuẩn bị đồ dùng luyện tập cần thiết
Tập yoga không thể thiếu các vật dụng cần thiết như thảm tập. Mọi người cũng nên chuẩn bị áo quần luyện tập phù hợp để không gây ảnh hưởng đến quá trình tập. Yêu cầu đối với quần áo tập yoga là co giãn và có khả năng thấm hút tốt. Áo quần không nên quá rộng rãi thùng thình hay quá ôm sát.
Thực hiện đúng động tác
Muốn đạt được hiệu quả như mong muốn yêu cầu người tập thực hiện đúng động tác. Mỗi động tác đều mang lại những hiệu quả nhất định đối với cơ thể. Nếu tập sai động tác có thể gây ảnh hưởng xấu đến bệnh tình. Vậy nên mọi người càng cần lưu ý điều này thật kỹ trong khi tập.
Tham khảo hướng dẫn từ người có kinh nghiệm
Điều kiêng kỵ đối với tập yoga chính là tập sai động tác hay tự ý tập theo ý mình mà không thông qua hướng dẫn. Vậy nên với mục đích chữa bệnh thì tốt nhất mọi người nên tham khảo ý kiến từ người có kinh nghiệm. Đặc biệt là những chuyên gia hiểu rõ về bệnh rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó mọi người sẽ được tư vấn chi tiết hơn về chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Xem ngay: 15 khóa học Yoga online tại nhà tốt nhất hiện nay
Lời kết
Bài viết đã giải đáp thắc mắc tập yoga chữa rối loạn tiền đình như thế nào. Mọi người hãy tham khảo qua các bài tập yoga thích hợp để lựa chọn rèn luyện nhé. Kiên trì luyện tập kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học giúp giảm thiểu tình trạng bệnh tốt hơn. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau. Mọi người cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập yoga trị bệnh.
Một số nguồn tham khảo bên ngoài:
- https://vestibular.org/wp-content/uploads/2013/08/Yoga-for-Dizziness-Balance_86.pdf
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4097898/
- https://thedizzycook.com/5-restorative-yoga-poses-for-healing-and-balance/
- Yoga trị đau thắt lưng và cột sống cổ: Hướng dẫn chi tiết, hoàn chỉnh rất đơn giản để áp dụng tại nhà
- Yoga trẻ hóa khuôn mặt: 11 bài tập cho cơ mặt giúp lưu giữ tuổi thanh xuân